Cafe Sâm Ngọc Linh

SPECIALTY COFFEE

(Specialty coffee)
/ˈspeʃəlti ˈkɔːfi/
Cà phê đặc sản; cà phê Specialty 

Hiểu đơn giản thì đây là một loại cà phê thượng hạng có chất lượng rất rất cao. Chúng có khá nhiều điểm đặc biệt trong hương vị, cách trồng, cách sơ chế, nguồn gốc… Và nếu bạn ở Việt Nam và từng thưởng thức cà phê truyền thống ở Việt Nam thì Cà phê Specialty (Specialty Coffee) sẽ tái định nghĩa hai từ “cà phê” trong tâm trí bạn.

Điểm đặc biệt có thể dễ thấy nhất ở Cà phê Specialty là hương vị. Khi pha chế đúng cách, bạn có thể cảm nhận được những hương vị của các loại hoa quả khác nhau, đặc biệt là chúng hoàn toàn từ tự nhiên chứ không hề tẩm ướp ! Bởi vốn dĩ bên trong hạt cà phê đã có những acid, những hợp chất tạo nên hương vị của những loại hoa quả đó rồi.

Cafe Sâm Ngọc Linh

(Tiêu chí điểm số phân loại cà phê Specialty của SCA)

Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về Cà phê Specialty, đáng tin cậy nhất có thể kể đến định nghĩa của Specialty Coffee Association (SCA). Theo SCA thì Cà phê Specialty phải là cà phê Arabica và đạt điểm từ 80 – 100 theo thang đánh giá của SCA. Nếu dưới điểm 80 thì có thể là cà phê Thương Mại hoặc các loại cà phê chất lượng kém hơn.

Theo đó, để chấm điểm Cà phê Specialty, các loại cà phê sẽ phải trải qua quá trình Thử Nếm (Cupping) với những giám khảo có thể được coi là những bậc thầy về thử nếm cà phê. Để trở thành giám khảo thì họ đều cần phải vượt qua các bài thi để có được chứng chỉ Q Arabica Grader của CQI (Coffee Quality Institute) về thử nếm cà phê.

Ngoài ra, để việc chấm thi được công bằng và tránh những nhận định bị chi phối từ bên ngoài, những Q Grader sẽ phải thử mù các loại cà phê. Họ không biết nguồn gốc của hạt cà phê đó đến từ đâu, họ chỉ dựa vào khung tiêu chuẩn sẵn có của SCA để chấm điểm loại cà phê đó.

Và vì thế các loại cà phê đạt điểm ở mức Specialty đều có chất lượng thực sự tốt và hương vị đặc biệt hơn hẳn các loại cà phê thương mại.

Khác! Phải nói là hương vị Cà phê Specialty khác cà phê thông thường nhiều lắm.

So sánh cà phê thông thường với Cà phê Specialty như so sánh thịt bò thường với thịt bò Kobe hảo hạng, rượu vang thường với những dòng rượu vang có tiếng từ Bordeaux của Pháp hay Tuscany của Ý , trứng cá thường với trứng cá tầm, cá hồi…

CÀ PHÊ SPECIALTY: Sẽ có hương vị đa dạng, với đủ các sắc thái của nhiều loại hoa quả, trái cây khác nhau.

Theo SCA thì cà phê có tới tận 800 nhóm hương vị khác nhau, và điều đặc biệt nhất là hương vị của Cà phê Specialty hoàn toàn đến từ tự nhiên chứ không hề tẩm ướp. Vậy hương vị này ở đâu mà có?

  • Từ vùng đất trồng cà phê, thổ nhưỡng và khí hậu của nơi trồng…
  • Từ sự chăm chỉ của người nông dân khi họ phải hái từng quả chín, lọc từng quả xanh, quả hỏng bị lẫn.
  • Từ cách sơ chế cà phê chỉn chu chứ không phơi đại ra đất.
  • Từ nghệ thuật của người rang cà, ứng dụng vật lý, hóa học và công nghệ để đẩy các hương vị đặc trưng của cà phê ra ngoài.
  • Từ Barista, người nhận được những hạt cà phê và tìm cách pha chế để chúng tỏa sáng.

Từ những nhân tố trên, khi bạn uống cà phê thì có thể cảm nhận được:

  • Hương hoa hồng, hoa nhài, vị chua ngọt của quả cam,… ở cà phê Ethiopia.
  • Hương trái cây chín mọng của cherry, việt quất, với vị chua sáng ở cà phê Kenya.
  • Vòng về Trung Mỹ với những hương vị của các loại hạt dẻ, hạt Cacao,…

Đặc biệt là cà phê Specialty rất ít đắng, có thì cũng bị chìm sâu bởi vị chua ngọt trái cây chứ không đến nỗi làm bạn nhăn mặt, đau đớn được.

“Within you there is a stillness and a sanctuary to which you can retreat at any time and be yourself”

– Hermann Hesse